HAGL Arsenal JMG: Nỗi đau của Học viện

Như vậy là Học viện HAGL Arsenal JMG đã có 9 năm tồn tại và phát triển. Đó là khoảng thời gian đủ dài và đủ lớn để trình làng một thế hệ tài năng cho Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Thế nhưng, trong 9 năm ấy, những câu chuyện về Học viện này cũng không ít nỗi buồn và đau.

 Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường chưa thể hiện được nhiều ở các đội bóng nước ngoài. Ảnh: Internet.
Đầu tiên là số tiền bỏ ra quá lớn. Sau 9 năm, HAGL Arsenal JMG đã ngốn của Bầu Đức không dưới 50 triệu USD. Nhưng đổi lại, HAGL Arsenal JMG và Bầu Đức đang thu về được điều gì? Cho đến nay là chưa được gì từ mục đích ban đầu của Học viện là bán cầu thủ. Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường ra nước ngoài thi đấu thật đấy nhưng số lần được ra sân chính thức là bao nhiêu? Và hiện tại, cả 3 đang học được gì từ Nhật Bản và Hàn Quốc?

Nếu nói rằng đó là những thương vụ xuất khẩu cầu thủ thì không đúng. Thực chất của vấn đề chính là thương mại và giúp Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường tìm cơ hội để học hỏi hơn là thi đấu. So với lứa cầu thủ hiện tại, bộ ba nói trên có thể nhỉnh hơn ở phần nào đó còn về vượt trội thì là chưa. Vì thế, Bầu Đức muốn dành lấy cơ hội đi “du học” cho 3 nhân tố sáng nhất của Học viện.

Thứ hai, vì không xuất khẩu được cầu thủ nên Bầu Đức đã tung quân lên V-League từ rất sớm, ở tuổi đôi mươi. HAGL chấp nhận cho lứa cầu thủ Học viện này học tập kinh nghiệm, trau dồi bản lĩnh và thậm chí còn chấp nhận cả xuống hạng. Thế nhưng, đã hai năm trôi qua, những cầu thủ từ Học viện ấy đang “lặn” dần trong đội hình chính thức vì không thích nghi nổi với V-League.
Hiện tại, chỉ còn những Văn Toàn, Văn Thanh, Thanh Hậu, Thanh Tùng, Văn Sơn, Đông Triều là thường xuyên được xuất phát trong đội hình chính thức. Còn lại, những tài năng khác đang phải làm bạn với băng ghế dự bị vì không cạnh tranh nổi suất đá chính. Sáu cầu thủ này là những người còn lại trong danh sách 16 cầu thủ trúng tuyển đợt 1 của Học viện HAGL Arsenal JMG.

Những cầu thủ còn lại đang ở đâu? Ngoài bộ 3 đang du học kể trên thì rất nhiều cầu thủ của Học viện  phải “lang bạt” ở các đội hạng Nhất. Điều đáng buồn là họ cũng chỉ đóng vai trò dự bị như Nguyễn Lam, Ksor Úc, Văn Quý, Văn Đại, Quang Huy, Văn Vũ, Thành Nam. Thậm chí, đã có cầu thủ chuyển sang công tác huấn luyện như Văn Đại hay Văn Vũ.

Vì lẽ đó, HLV Nguyễn Quốc Tuấn phải chiêu mộ cầu thủ cho HAGL từ các nguồn khác nhau và phải gọi cả những cầu thủ từ lớp Năng khiếu. Điều đáng buồn cho Học viện là những cầu thủ ở lớp Năng khiếu đồng trang lứa lại đang thi đấu rất hay và dần chiếm những vị trí quan trọng trong đội hình của HAGL.

Nếu kể ra những cái tên sau như Hồng Duy, Minh Vương, A Hoàng, Thắng Toàn, Đức Lương, Văn Tiến, Kim Hùng, Thanh Bình thì người hâm mộ bóng đá Việt Nam có quen không? Chắc chắn là có. Bởi họ thường xuyên được sử dụng và còn đóng vai cứu tinh không ít lần cho HAGL như Minh Vương chẳng hạn. Khi tạo nên Học viện HAGL Arsenal JMG, có lẽ, Bầu Đức cũng không hình dung được như ngày hôm nay. Đó là những ngày mà Học viện có những nỗi đau không tên vì chất lượng đào tạo.
Xem thêm:
Nguồn: choibong.vn


Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét